忍者ブログ

tạp chí sức khỏe việt nam

Hướng dẫn Tạm thời về Hỗ trợ Cuộc sống Cơ bản và Nâng cao ở bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận mắc COVID-19

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

Hướng dẫn Tạm thời về Hỗ trợ Cuộc sống Cơ bản và Nâng cao ở bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận mắc COVID-19

Bài viết Hướng dẫn Tạm thời về Hỗ trợ Cuộc sống Cơ bản và Nâng cao ở Người lớn, Trẻ em và Trẻ sơ sinh nghi ngờ hoặc được xác nhận mắc COVID-19 được dịch bởi Bác sĩ Đặng Thanh Tuấn – Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ bài viết gốc: Interim Guidance for Basic and Advanced Life Support in Adults, Children, and Neonates With Suspected or Confirmed COVID-19

Từ Ủy ban Chăm sóc Tim mạch Khẩn cấp và Tham gia Hướng dẫn của Lực lượng Đặc nhiệm Hồi sức Người lớn và Trẻ em của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

Các hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về hồi sức tim phổi (CPR, cardiopulmonary resuscitation) không giải quyết được những thách thức trong việc cung cấp việc hồi sức trong bối cảnh đại dịch toàn cầu do coronavirus 2019 (COVID-19) gây ra, trong đó những người cứu hộ phải liên tục cân bằng nhu cầu tức thì của bệnh nhân với sự an toàn của chính họ. Để giải quyết khoảng cách này, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phối hợp với Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Chăm sóc Hô hấp Hoa Kỳ, Trường Cao đẳng Bác sỹ Cấp cứu Hoa Kỳ, Hiệp hội Các bác sỹ gây mê chăm sóc tích cực và Hiệp hội Bác sỹ Gây mê Hoa Kỳ, và với sự hỗ trợ của Hiệp hội các điều dưỡng chăm sóc tích cực Hoa Kỳ và Hiệp hội quốc gia các bác sĩ EMS, đã biên soạn hướng dẫn tạm thời để giúp những người cứu hộ điều trị những người bị ngừng tim nghi ngờ hoặc được xác nhận mắc COVID-19.

Trong 2 thập kỷ qua, tỷ lệ sống sót sau khi ngừng tim xảy ra ở cả trong và ngoài bệnh viện đã được cải thiện [1] Thành công đó nhờ vào việc bắt đầu các can thiệp hồi sức đã được chứng minh như ép ngực chất lượng cao và khử rung tim trong vòng vài giây đến vài phút. Sự bùng phát ngày càng nhiều của hội chứng nguy kịch hô hấp cấp tính nặng trên người bệnh nhiễm coronavirus 2 đã tạo ra những thách thức quan trọng đối với những nỗ lực hồi sức đó và đòi hỏi những sửa đổi các quy trình và thực hành đã được thiết lập. Thách thức là đảm bảo rằng những bệnh nhân có hoặc không có mắc COVID- 19 bị ngừng tim có cơ hội sống sót cao nhất có thể mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của những người cứu hộ, những người sẽ cần thiết để chăm sóc cho những bệnh nhân trong tương lai. Điều gây phức tạp cho phản ứng khẩn cấp đối với ngừng tim ngoài bệnh viện và trong bệnh viện là COVID-19 có khả năng lây truyền cao, đặc biệt là trong quá trình hồi sức, đồng thời có tỷ lệ mắc và tử vong cao.

Khoảng 12% đến 19% bệnh nhân dương tính với COVID phải nhập viện, và 3% đến 6% trở thành bệnh nặng [2–4] Suy hô hấp giảm oxy máu thứ phát sau hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, tổn thương cơ tim, loạn nhịp thất và sốc là phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh nguy kịch và thúc đẩy họ bị ngừng tim [5–8] cũng như một số phương pháp điều trị được đề xuất như hydroxychloroquine và azithromycin, có thể kéo dài QT.[9] Với tình trạng nhiễm trùng hiện đang tăng theo cấp số nhân ở Hoa Kỳ và quốc tế, tỷ lệ bệnh nhân bị ngừng tim mắc COVID-19 có thể sẽ tăng lên.

Nhân viên y tế đã là nghề có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.[10] Nguy cơ này cộng thêm do tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE, personal protective equipment) trên toàn thế giới. Hồi sức có thêm nguy cơ cho nhân viên y tế vì nhiều lý do. Đầu tiên, việc thực hiện CPR bao gồm thực hiện nhiều quy trình tạo khí dung, bao gồm ép ngực, thông khí áp lực dương và thiết lập một đường thở nâng cao. Trong các quy trình đó, các phần tử virus có thể lơ lửng trong không khí với thời gian bán hủy là ≈1 giờ và được những người xung quanh hít vào.[11] Thứ hai, các nỗ lực hồi sức yêu cầu nhiều nhân viên y tế làm việc gần nhau và bệnh nhân. Cuối cùng, đây là những trường hợp khẩn cấp căng thẳng cao, trong đó nhu cầu tức thời của bệnh nhân cần hồi sức có thể dẫn đến việc thực hành kiểm soát nhiễm trùng bị mất hiệu lực.

Khi thực hiện hướng dẫn tạm thời này, chúng tôi đã xem xét các khuyến nghị CPR hiện có của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và coi sinh lý bệnh duy nhất của COVID-19 với việc đảo ngược tình trạng giảm oxy máu là mục tiêu trọng tâm. Chúng tôi đã tìm cách cân bằng các lợi ích cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ hồi sức kịp thời và chất lượng cao cho bệnh nhân và đồng thời bảo vệ những người cứu hộ. Tuyên bố này áp dụng cho tất cả các trường hợp hồi sức người lớn, trẻ em và sơ sinh ở những bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc COVID-19 trừ khi có ghi chú khác. Hướng dẫn trong tài liệu này dựa trên ý kiến của chuyên gia và cần được điều chỉnh tại địa phương trên cơ sở gánh nặng dịch bệnh hiện tại và nguồn lực sẵn có.

Các nguyên tắc chung về Hồi sức ở bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác nhận COVID-19

Giảm tiếp xúc giữa nhân viên y tế với COVID-19

Cơ sở lý luận

Điều cần thiết là các nhân viên y tế phải bảo vệ bản thân và đồng nghiệp của họ khỏi những phơi nhiễm không cần thiết. Các nhân viên y tế tiếp xúc bị COVID-19 làm giảm thêm lực lượng lao động vốn đã căng thẳng sẵn có để đáp ứng và có khả năng gây thêm căng thẳng nếu họ bị bệnh nặng.

Chiến lược

  1. Trước khi vào hiện trường, tất cả những người cứu hộ nên sử dụng PPE để đề phòng việc tiếp xúc với cả các hạt trong không khí và các hạt giọt bắn. Tham khảo các tiêu chuẩn hệ thống dịch vụ y tế hoặc dịch vụ y tế khẩn cấp (EMS) cá nhân vì các khuyến nghị PPE có thể thay đổi đáng kể trên cơ sở dữ liệu dịch tễ học hiện tại và tính sẵn có.
  2.  Giới hạn nhân viên trong phòng hoặc hiện trường, chỉ những người cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân.
  3. Trong các cơ sở có các giao thức và chuyên môn trong việc sử dụng chúng, hãy cân nhắc thay thế ép ngực thủ công bằng thiết bị CPR cơ học để giảm số lượng người cứu hộ cần thiết cho người lớn và thanh thiếu niên đáp ứng tiêu chí về chiều cao và cân nặng của nhà sản xuất.
  4. Thông báo rõ ràng tình trạng COVID-19 cho bất kỳ nhân viên y tế mới nào trước khi họ đến hiện trường hoặc tiếp nhận bệnh nhân khi chuyển sang cơ sở thứ hai.
PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R